Để phân tích mối quan hệ tác động giữa các biến trong mô hình, chúng ta bắt buộc phải có dữ liệu của tất cả các biến xuất hiện trong mô hình đó. Dữ liệu có thể là nguồn thứ cấp (lấy từ báo cáo, tài liệu… có sẵn) hoặc nguồn sơ cấp (khảo sát thu thập thông tin).
Rất nhiều bạn tham khảo luận văn, bài nghiên cứu, tạp chí quốc tế các mô hình đơn giản dạng nhiều biến độc lập tác động lên một biến phụ thuộc khi xây dựng bảng câu hỏi đã không lập câu hỏi cho biến phụ thuộc mà chỉ có câu hỏi cho biến độc lập. Các bạn đang mắc phải một suy nghĩ sai nghiêm trọng là biến phụ thuộc được đo bằng các biến độc lập, có câu hỏi/thang đo cho các biến độc lập sẽ suy ra cho biến phụ thuộc.
Cách hiểu sai này xuất từ một số nguyên do sau:
1. Nguyên nhân lớn nhất là do người nghiên cứu thiếu kiến thức cơ bản về phân tích dữ liệu. Việc chạy phân tích đường dẫn như hồi quy, SEM để tìm ra quan hệ tác động giữa hai biến với nhau thì nền tảng cơ sở phải có dữ liệu của hai biến đó. Có dữ liệu của hai biến, chúng ta mới đi phân tích xem dữ liệu của hai biến đó có quan hệ với nhau không, có tác động qua lại nhau hay không từ đó mới biết được biến độc lập có tác động hay không tác động lên biến phụ thuộc.
2. Một số bài tạp chí, bài nghiên cứu trình bày quá ngắn gọn và tác giả lược bỏ đi các thông tin về cơ sở lý thuyết của biến phụ thuộc làm cho người tham khảo lầm tưởng không cần biến phụ thuộc vẫn chạy được phân tích hồi quy, SEM.
3. Một số bài luận xây dựng mô hình hồi quy nhưng không có nguồn dữ liệu đầu vào (thứ cấp hoặc sơ cấp) của biến phụ thuộc nhưng trong phần trình bày kết quả thì lại ra được bảng kết quả hồi quy. Do tác giả dùng thủ thuật tạo dữ liệu ảo biến phụ thuộc để chạy hồi quy nên không thể trình bày biến phụ thuộc lấy dữ liệu từ đâu trên bài luận. Việc này qua mặt hội đồng chấm bài khi không đánh giá kỹ phần định lượng, vô tình nó làm một nguồn tham khảo sai cho những thế hệ học viên sau.
Chúng ta đang đi tìm mối quan hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc. Mối quan hệ này có ý nghĩa hay không, biến độc lập có tác động lên phụ thuộc hay không sẽ được trả lời qua hệ số tác động (hệ số hồi quy). Hệ số tác động chỉ được tìm ra qua kết quả phân tích hồi quy hoặc SEM. Muốn phân tích được hồi quy hay SEM thì phải khai báo dữ liệu đầu vào cho các biến trong mô hình. Và biến trong mô hình ngoài biến độc lập thì có cả biến phụ thuộc nữa. Nên bắt buộc phải có dữ liệu đầu vào của biến phụ thuộc.
Ví dụ như mô hình đo lường về sự hài lòng ở trên, có sáu biến độc lập tác động lên biến phụ thuộc sự hài lòng. Tác giả xác định là nghiên cứu này dùng dữ liệu sơ cấp từ khảo sát. Khi lập bảng câu hỏi khảo sát, tác giả sẽ cần lập câu hỏi thu thập dữ liệu cho tổng cộng bảy biến bao gồm cả biến phụ thuộc sự hài lòng. Bảng khảo sát đầy đủ cho mô hình này bạn tham khảo ở đây., dưới đây là ba câu hỏi đo lường cho biến phụ thuộc Sự hài lòng trong mô hình bên trên:
HL1: Anh/Chị mong muốn gắn bó lâu dài cùng công ty
HL2: Anh/Chị cảm thấy tự tin khi giới thiệu về công ty của mình
HL3: Nhìn chung, Anh/Chị cảm thấy hài lòng khi làm việc ở đây
BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT TƯƠNG ỨNG MÔ HÌNH Ở TRÊN
|
TIỀN LƯƠNG |
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ |
||||
TL1 |
Anh/Chị được trả lương tương xứng với kết quả làm việc của mình |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
TL2 |
Chính sách tăng lương của công ty hợp lý |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
TL3 |
Phân phối công bằng tiền lương, thưởng và phụ cấp theo đóng góp của nhân viên |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
TL4 |
Mức lương hiện tại của Anh/Chị phù hợp so với mặt bằng chung của thị trường lao động |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
|
ĐÀO TẠO THĂNG TIẾN |
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ |
||||
DT1 |
Anh/Chị được đào tạo các kỹ năng cần thiết để thực hiện tốt công việc của mình |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
DT2 |
Công ty có các chương trình đào tạo nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng cho nhân viên |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
DT3 |
Công ty đảm bảo tính công bằng trong thăng tiến |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
DT4 |
Anh/Chị biết rõ những điều kiện để được thăng tiến |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
DT5 |
Anh/Chị có nhiều cơ hội để được thăng tiến tại công ty |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
|
LÃNH ĐẠO |
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ |
||||
LD1 |
Lãnh đạo là người có tầm nhìn chiến lược, nhìn xa trông rộng |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
LD2 |
Lãnh đạo luôn thể hiện các giá trị, nguyên tắc lãnh đạo một cách rõ ràng |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
LD3 |
Lãnh đạo hỗ trợ nhân viên khi cần thiết |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
LD4 |
Lãnh đạo ghi nhận ý kiến đóng góp của nhân viên |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
LD5 |
Lãnh đạo quan tâm, động viên nhân viên |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
LD6 |
Lãnh đạo đối xử công bằng với nhân viên |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
LD7 |
Lãnh đạo là người vị tha, có tấm lòng quãng đại với cấp dưới |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
|
ĐỒNG NGHIỆP |
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ |
||||
DN1 |
Đồng nghiệp sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
DN2 |
Đồng nghiệp phối hợp tốt khi làm việc |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
DN3 |
Đồng nghiệp hòa đồng, thân thiện |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
DN4 |
Đồng nghiệp đáng tin cậy |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
|
BẢN CHẤT CÔNG VIỆC |
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ |
||||
CV1 |
Công việc phù hợp với trình độ chuyên môn |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
CV2 |
Công việc phù hợp với kỹ năng được đào tạo |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
CV3 |
Công việc cho phép sử dụng tốt năng lực cá nhân |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
CV4 |
Công việc thú vị, có thử thách |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
CV5 |
Công việc có quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
|
ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC |
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ |
||||
DK1 |
Công việc không phải thường xuyên làm ngoài giờ |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
DK2 |
Được cung cấp đầy đủ trang thiết bị hỗ trợ cho công việc |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
DK3 |
Bầu không khí của công ty thoải mái, không căng thẳng |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
DK4 |
Thời gian làm việc hợp lý |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
|
SỰ HÀI LÒNG |
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ |
||||
HL1 |
Anh/Chị mong muốn gắn bó lâu dài cùng công ty |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
HL2 |
Anh/Chị cảm thấy tự tin khi giới thiệu về công ty của mình |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
HL3 |
Nhìn chung, Anh/Chị cảm thấy hài lòng khi làm việc ở đây |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |