Theo Bollen (2011), có 3 loại thang đo đo lường gồm:
- Effect Indicator (Reflective Measurement): mô hình Reflective
- Composite Indicator (Formative Measurement): mô hình Formative
- Causal Indicator (Causal Measurement): mô hình Causal
1. Thang đo đo lường kết quả (Reflective)
Đây là dạng đo lường mà các biến quan sát là kết quả được tạo ra từ biến tiềm ẩn.
Biến tiềm ẩn sự hài lòng với công việc được đo lường theo thang đo Reflective với các biến quan sát từ HL1 đến HL4. Khi một người cảm thấy hài lòng với công việc thì kết quả tạo ra đó là họ sẽ có xu hướng:
Khi biểu diễn trên diagram SEM, mũi tên sẽ hướng từ “Sự hài lòng” đến HL1-HL4, mũi tên mang ý nghĩa là biến tiềm ẩn tạo ra các kết quả là biến quan sát.
Với mô hình Reflective, các biến quan sát có xu hướng tương quan chặt chẽ với nhau, do nó đều là kết quả được tạo ra từ một điều gì đó. Chính vì vậy, tập hợp các biến quan sát từ mô hình Reflective tạo ra một thang đo có tính đơn hướng và sự ổn định nội bộ cao. Điều này phù hợp để các nhà nghiên cứu thực hiện các kiểm định đánh giá thang đo như Cronbach Alpha, Composite Reliability, EFA.
1. Biến quan sát là kết quả được tạo ra từ biến tiềm ẩn
2. Các biến quan sát có tương quan cùng chiều với nhau ở mức khá, mạnh
3. Khi bỏ 1 biến quan sát khỏi mô hình thang đo, biến tiềm ẩn không bị ảnh hưởng nhiều
4. Các biến quan sát có thể thay thế vai trò cho nhau
5. Có thể sử dụng các phân tích: Cronbach Alpha, Composite Reliability, EFA, CFA
2. Thang đo đo lường nguyên nhân (Formative)
Khi biểu diễn trên diagram SEM, mũi tên sẽ hướng từ HL1-HL6 đến “Sự hài lòng”, mũi tên mang ý nghĩa là biến tiềm ẩn được tạo ra là do các biến quan sát.
Với Formative, bạn cứ tưởng tượng biến tiềm ẩn là một hình tròn màu xanh lá nhạt. Các biến quan sát cấu thành nên biến tiềm ẩn là các hình tròn nhỏ nằm bên trong. Dù có lấp đầy cỡ nào đi chăng nữa, luôn tồn tại một vùng không lấp đầy. Nhiệm vụ của nhà nghiên cứu là làm cho vùng không lấp đầy này nhỏ nhất có thể thì thang đo sẽ càng tốt. Khi vùng không lắp đầy rất nhỏ, nhà nghiên cứu có thể giả định vùng không lấp đầy bằng 0, và các biến quan sát được liệt kê phản ánh được 100% đặc tính của biến tiềm ẩn.
Đặc tính của mô hình Formative là các biến quan sát đại diện cho tửng mảng miếng cấu tạo nên biến tiềm ẩn. Mỗi mảng là một yếu tố riêng biệt: điều kiện làm việc phân biệt với tiền lương, phân biệt với đồng nghiệp, phân biệt với quan hệ với đồng nghiệp…
Nhân viên A có thể rất hài lòng về tiền lương nhưng họ có thể rất không hài lòng về quan hệ với đồng nghiệp. Nhân viên B có thể rất hài lòng về chính sách thăng tiến, nhưng cực kỳ không hài lòng về tiền lương. Chính vì vậy, với Formative, các biến quan sát thường không có sự tương quan chặt chẽ với nhau, do vậy, nó không đảm bảo được tính đơn hướng cũng như sự ổn định nội bộ thang đo. Điều này dẫn đến các kiểm định thang đo như Cronbach Alpha, Composite Reliability, EFA không phù hợp để sử dụng.
1. Biến quan sát là các thành phần cấu thành nên biến tiềm ẩn
2. Các biến quan sát ít có sự tương quan với nhau
3. Khi bỏ 1 biến quan sát khỏi mô hình thang đo, biến tiềm ẩn bị ảnh hưởng rất nhiều
4. Các biến quan sát không thể thay thế vai trò cho nhau
5. KHÔNG THỂ sử dụng các phân tích: Cronbach Alpha, Composite Reliability, EFA, CFA
Trên đây chính là điểm khác biệt giữa 2 thang đo Formative và Reflective, các bạn cần chú ý sử dụng một cách hợp lý. Bởi một số bạn xây dựng thang đo biến quan sát cho biến tiềm ẩn dạng Formative nhưng lại thực hiện phân tích độ tin cậy thang đo Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, dẫn đến kết quả độ tin cậy thang đo không đạt ngưỡng chấp nhận, ma trận xoay lộn xộn. Các bạn lại hoang mang nghi ngờ về số liệu thu thập có vấn đề, tuy nhiên, vấn đề lại nằm ở thang đo của bạn không phù hợp để thực hiện các kiểm định này.