Hệ số Cronbach Alpha bị âm, tại sao lại như vậy? Đây là một trong những lỗi xảy ra khá thường gặp trong quá trình các bạn thực hiện kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach Alpha. Cùng tìm hiểu lý do tại sao nhé.
Lý do và cách xử lý khi hệ số Cronbach Alpha bị âm
Dưới đây là ví dụ về Cronbach Alpha bị âm. Các bạn để ý một tí sẽ thấy dòng chữ ngay sau bảng Reliability Statistics với nội dung: The value is negative due to a negative average covariance among items. This violates reliability model assumptions. You may want to check item codings. Tạm dịch: Giá trị này bị âm là do xảy ra hiện tượng trung bình hiệp phương sai âm giữa các biến quan sát. Giả định độ tin cậy thang đo đang bị vi phạm. Bạn cần kiểm tra lại các biến quan sát. 
Hệ số Cronbach Alpha bị âm
Bỏ qua thuật ngữ toán thống kê “Hiệp phương sai”, các bạn chỉ cần hiểu cơ bản thế này: các biến quan sát của nhân tố được đưa vào đo lường kiểm định độ tin cậy đang đi lộn xộn hướng nặng nề. Để hiểu hơn mình sẽ đưa ra 2 ví dụ về 2 trường hợp Cronbach Alpha tốt và Cronbach Alpha bị âm. Mình có một bảng dữ liệu với 2 nhân tố là PL và TA gồm các biến quan sát như trong hình:
Hệ số Cronbach Alpha bị âm
Kết quả thực hiện kiểm định Cronbach Alpha như sau:
Hệ số Cronbach Alpha bị âm

Hệ số Cronbach Alpha bị âm
Thang đo PL có kết quả khá tốt trong khi đó thang đo TA cho kết quả cực kỳ xấu với hệ số Cronbach Alpha là -200. Mình sẽ vẽ 2 biểu đồ đường cho 2 nhân tố này để các bạn xem sự đi lộn xộn hướng nặng nề của các biến quan sát trong trường hợp hệ số Cronbach Alpha bị âm. Kích thước mẫu mình chọn là 30 người biểu thị ở trục hoành của mỗi biểu đồ, trục tung là thang điểm Likert.



Hệ số Cronbach Alpha bị âm

Hệ số Cronbach Alpha bị âm
Nhìn trên 2 biểu đồ các bạn có thể thấy được:
  • Các biến quan sát của PL có xu hướng tăng cùng tăng, giảm cùng giảm, ít có sự chênh lệch về đánh giá của 1 người cho từng câu hỏi quan sát trong nhóm. 
  • Các biến quan sát của TA không có bất kỳ một sự đồng điệu nào, chấm điểm của 1 người cho từng biến quan sát trong 1 nhóm chênh nhau rất lớn và lượng người chấm điểm như vậy chiếm tỷ lệ cực kỳ cao trong cỡ mẫu.

Như vậy ta có nhận xét gì cho trường hợp hệ số Cronbach Alpha âm như biến TA? Đó là các item hay còn gọi là các biến quan sát trong cùng 1 nhân tố TA đang giải thích cho nhiều khái niệm khác nhau, điều này đi trái với kỳ vọng của người nghiên cứu.

Quay lại với khái niệm độ tin cậy thang đo, nếu bạn nào chưa nắm rõ về khái niệm cũng như cơ chế của đo lường độ tin cậy Cronbach Alpha, các bạn xem tại đây. Một nhân tố có hệ số Cronbach Alpha tốt thì các biến quan sát bên trong sẽ cần có tương quan chặt chẽ với nhau và cùng giải thích cho một khái niệm
  • Biểu đồ của PL cho thấy các biến quan sát từ PL1 đến PL4 có mối tương quan khá chặt chẽ và đồng điệu với nhau, cùng thể hiện được tính chất của nhân tố. Mà theo lý thuyết Cronbach Alpha, thang đo có độ tin cậy cao (hệ số Cronbach Alpha cao) khi có mối tương quan chặt chẽ của các quan sát cùng 1 nhân tố.
  • Biểu đồ của TA cho thấy các biến quan sát từ TA1 đến TA4 lại gần như không có một mối liên quan nào, mỗi biến đi một hướng, mỗi biến thể hiện cho một chủ đề riêng chứ không không có một sự đồng điệu nào ở đây cả. Chính vì vậy mà hệ số Cronbach Alpha cực kỳ thấp, thấp đến mức chuyển sang giá trị âm, nghĩa là gần như không có một mối tương quan nào giữa các biến quan sát trong cùng 1 nhân tố, thang đo hoàn toàn không có độ tin cậy.

Cách xử lý:

– Cần kiểm tra lại bảng câu hỏi, việc giá trị các biến quan sát thu thập được gần như không có mối tương quan với nhau dẫn đến Cronbach Alpha bị âm lý do chính xuất phát từ việc thiết kế các biến quan sát bên trong nhân tố không hợp lý. Đối chiếu với các cơ sở lý luận, các bảng câu hỏi cùng đề tài, tham khảo ý kiến giảng viên hướng dẫn để điều chỉnh lại bảng câu hỏi khảo sát cho hợp lý.

– Nếu bảng câu hỏi đã OK rồi nhưng kết quả thực hiện kiểm định Cronbach Alpha lại ra như vậy nghĩa là đối tượng khảo sát của bạn đang có vấn đề. Phần lớn người được khảo sát họ không hợp tác nghiêm túc trong lúc trả lời bảng khảo sát nên dẫn đến kết quả thu được không như mong muốn. Đây là lý do đến từ yếu tố bên ngoài nên rất khó kiểm soát. Các bạn khi lập bảng câu hỏi, phần mở đầu cần nêu bật lên được lợi ích mà người được khảo sát sẽ có được khi họ giúp bạn hoàn thành phần khảo sát, cùng với đó là phần giới thiệu của các bạn cũng khá quan trọng để thuyết phục “đối tượng” có thể nghiêm túc giúp bạn hoàn thành bảng câu hỏi.

– Cần đưa câu hỏi gạn lọc vào bảng câu hỏi để loại bỏ đi các phiếu khảo sát kém chất lượng ở bước tiền xử lý SPSS. Việc này giúp bạn giảm được một lượng số liệu thu thập không có giá trị, gây ảnh hưởng đến kết quả số liệu chung.

Nếu bạn gặp những vấn đề như thang đo không đảm bảo độ tin cậy, biến bị loại quá nhiều,… khi thực hiện kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach Alpha,… bạn có thể tham khảo dịch vụ xử lý số liệu SPSS của Phạm Lộc Blog hoặc liên hệ trực tiếp email xulydinhluong@gmail.com
Đánh giá
Admin
Admin

Would you like to share your thoughts?

Your email address will not be published. Required fields are marked *